1. Bệnh thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng các cơ quan bên trong ổ bụng chui ra ngoài theo ống bẹn, thường gặp ở nam hơn nữ.
Nguyên nhân chủ yếu là do tồn tại ống phúc tinh mạc ( đường thông nối giữa ổ bụng và bìu ) và tình trạng yếu của thành bẹn.
Hình 1: Hình ảnh thoát vị bẹn.
2. Dấu hiệu của thoát vị bẹn?
- Nếu bạn bị thoát vị bẹn, bạn có thể nhìn thấy núm lồi ra nơi giao giữa đùi và háng của bạn.
- Ở nam giới, phần ruột xô tới có thể chui vào trong bìu và có thể gây ra sưng và đau.
- Các triệu chứng khác của thoát vị bẹn có thể bao gồm đau khi bạn ho, nhấc vật nặng hoặc cúi xuống.
Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh thoát vị bẹn phát sinh.
- Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ổ bụng tăng lên nhiều lần dẫn đến tình trạng yếu của thành bẹn
- Tăng áp lực ổ bụng: Những người bệnh bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh thoát vị bẹn xuất hiện.
- Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể làm tăng áp lực trong bụng
Hình 2: Cách khám và dấu hiệu thoát vị bẹn
3. Chẩn đoán bệnh thoát vị bẹn bằng cách nào?
Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: khối phồng vùng bẹn xuất hiện tự nhiên hay khi làm nặng.
Xét nghiệm thường dùng nhất trong chẩn đoán thoát vị bẹn là siêu âm, qua siêu âm BS có thể biết được tương đối kích thước của lỗ thoát vị, cơ quan nằm trong túi thoát vị. Một số trường hợp khó có thể dùng CT Scan để chẩn đoán.
4. Nếu không phẫu thuật diễn tiến thoát vị bẹn ra sao?
Nếu không được điều trị kịp thời thì thoát vị ngày càng to và thành bụng ngày càng yếu, khả năng phục hồi thành bụng càng khó và dễ tái phát.
Một số biến chứng thường gặp:
- Nghẹt: Triệu chứng sớm nhất là đau ở cổ túi thoát vị. Nếu tạng thoát vị là quai ruột thì bệnh nhân có các triệu chứng của tắc ruột. Trường hợp chỉ nghẹt một thành của quai ruột, bệnh nhân không có các triệu chứng của tắc ruột nhưng rất dễ gây thủng ruột và gây nhiễm trùng trong ổ bụng.
- Viêm dính cơ quan thoát vị với bao thoát vị.
- Chấn thương khối thoát vị làm thương tổn cơ quan bên trong túi thoát vị.
Hình 3: Mỡ chày nghẹt trong túi thoát vị
5. Điều trị thoát vị bẹn
Nguyên tắc là điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tuổi và tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà có chỉ định can thiệp ngoại khoa hay không và nếu có thì nên can thiệp ngoại khoa khi nào.
Hai phương pháp thường áp dụng phổ biến trong điều trị thoát vị bẹn là:
- Mổ hở dùng một mảnh ghép ( lưới sinh học ) tạo hình lại chỗ yếu của thành bẹn.
- Mổ nội soi dùng một mảnh ghép ( lưới sinh học ) tạo hình lại chỗ yếu của thành bẹn. Mổ nội soi có ưu điểm thẩm mỹ, ít đau thời gian trở lại làm việc sớm tuy nghiên hơi đắc tiền và chỉ làm được trong một số trường hợp nhất định.
Hình 4: Mổ hở và mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn
BS: Phòng Khám CK 108